logo-sunro

LƯU Ý KHI DÁN KÍNH BẰNG KEO SILICONE: BÍ QUYẾT ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG & HIỆU QUẢ

Keo silicone là một trong những giải pháp hàng đầu để dán kính mà chúng ta thường thấy, đặc biệt trong các công trình nhôm kính, cửa sổ, và vách ngăn. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ và an toàn của mối dán, việc sử dụng keo silicone đòi hỏi kỹ thuật và sự cẩn trọng. Trong bài viết này, Sunro sẽ cùng tìm hiểu với bạn các lưu ý quan trọng khi dán kính bằng keo silicone, từ khâu chuẩn bị đến hoàn thiện, giúp bạn có thể thi công một cách chính xác và chuyên nghiệp.

CHỌN LOẠI KEO SILICONE PHÙ HỢP CHO DÁN KÍNH

Keo silicone có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào tính năng và ứng dụng. Khi dán kính, việc chọn đúng loại keo sẽ quyết định hiệu quả của quá trình thi công.

  • Keo silicone axit: Loại keo này có tính ăn mòn nhẹ và thích hợp cho các ứng dụng dán kính thông thường, như kính nội thất hoặc cửa sổ. Tuy nhiên, cần tránh dùng keo Silicone Axit trên bề mặt kim loại nhạy cảm, dễ ăn mòn khi gắn kết với Kính.
  • Keo silicone trung tính: Được khuyến khích sử dụng khi dán kính lên các vật liệu kim loại, nhôm hoặc inox, do không gây ăn mòn. Keo silicone trung tính còn có độ bền cao, thích hợp với các công trình yêu cầu sự chắc chắn và tính ổn định.

Lưu ý: Nếu bạn sử dụng loại keo silicone không phù hợp, đặc biệt trong môi trường ngoài trời hoặc công trình lớn, mối dán có thể nhanh chóng bị xuống cấp và không còn bền vững theo thời gian.

LƯU Ý KHI DÁN KÍNH BẰNG KEO SILICONE

LÀM SẠCH BỀ MẶT TRƯỚC KHI THI CÔNG

Một trong những bước quan trọng nhất trước khi dán kính là làm sạch bề mặt kính và khung dán. Bụi bẩn, đặc biệt dầu mỡ hoặc tạp chất trên bề mặt có thể làm giảm độ bám dính hoặc có thể làm mất độ bám dính của keo silicone, gây nên tình trạng mối dán không chắc chắn, không dính vào nhau.

  • Dùng dung dịch làm sạch chuyên dụng: Để loại bỏ dầu mỡ và các chất bẩn khó chịu trên bề mặt kính và khung nhôm, hãy sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
  • Lau khô kỹ càng: Sau khi làm sạch, đảm bảo rằng bề mặt khô ráo hoàn toàn trước khi bơm keo. Độ ẩm có thể làm giảm khả năng bám dính và làm keo khô không đều, gây nứt vỡ.

Lưu ý: Nếu không làm sạch bề mặt đúng cách, độ bám dính của keo sẽ không đạt hiệu quả, khiến mối dán nhanh chóng bị xuống cấp dưới tác động của thời tiết hoặc trọng lượng.

silicone A500 sunro dán nhựa
silicone A500 sunro dán nhựa và kính

ĐO ĐẠC VÀ ĐÁNH DẤU VỊ TRÍ CẦN DÁN

Trước khi tiến hành bơm keo, hãy đo đạc và đánh dấu chính xác vị trí cần dán trên khung nhôm và kính. Điều này giúp bạn đảm bảo sự thẳng hàng và đồng nhất khi thi công, tránh việc kính bị lệch hoặc mối nối không đồng đều.

  • Dùng bút lông hoặc băng keo để đánh dấu các vị trí cần dán keo.
  • Kiểm tra kích thước: Hãy đảm bảo rằng kính được cắt đúng kích thước và phù hợp với khung nhôm. Kính quá nhỏ hoặc quá lớn so với khung sẽ ảnh hưởng đến quá trình dán và nhiều vấn đề sau đó.

Lưu ý: Đo đạc sai có thể dẫn đến việc phải điều chỉnh kính sau khi keo đã khô, gây ra vết nứt hoặc hư hỏng cho cả kính và khung.

Một mẹo nhỏ để kính và khung nhôm được dán chặt với nhau và đồng đều của các anh thợ: Nếu kính có độ dày 10mm, thì độ rộng mối nối sẽ là 3mm và kính càng dày thì độ rộng càng lớn (tăng theo tỉ lệ hoặc giảm theo tỷ lệ).

KỸ THUẬT BƠM KEO SILICONE ĐÚNG CÁCH

Việc bơm keo silicone đúng kỹ thuật không chỉ giúp mối dán đẹp mắt mà còn đảm bảo sự chắc chắn và bền vững cho mối nối.

  • Sử dụng súng bắn keo: Để đảm bảo lượng keo đều và chính xác, hãy dùng súng bắn keo chuyên dụng. Điều này giúp bạn kiểm soát tốt dòng keo và tạo ra mối dán thẳng hàng, không bị dư thừa hoặc thiếu hụt.
  • Đều tay khi bơm: Khi bơm keo, hãy giữ cho súng bắn keo di chuyển đều đặn, tránh việc bơm quá nhanh hoặc quá chậm. Độ dày của keo cần được đồng đều trên toàn bộ mối dán để tránh tình trạng keo không bám đều.

Lưu ý: Nếu bơm keo không đều tay hoặc sử dụng lượng keo không đúng, mối dán có thể bị lồi lõm, gây mất thẩm mỹ và không đảm bảo độ kín khít.

DÁN KEO SILICON SAU KHI ĐÃ ĐÁNH DẤU TRÊN KÍNH
DÁN KEO SILICON SAU KHI ĐÃ ĐÁNH DẤU TRÊN KÍNH

Mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng để kiểm soát lượng keo là hơ nóng đầu vòi và cắt dẹp đầu vòi bơm keo để dễ dàng kiểm soát hơn. Ngoài ra sau khi bơm keo bạn có thể sử dụng những dụng cụ chuyên dụng hoặc một tấm bìa cứng nhỏ để miết đường keo được đều và đẹp hơn.

CỐ ĐỊNH KÍNH TRONG QUÁ TRÌNH KEO KHÔ

Sau khi bơm keo silicone, quá trình khô của keo sẽ quyết định độ bền và chắc chắn của mối nối. Thời gian khô của keo silicone có thể từ vài phút đến vài giờ, tùy thuộc vào loại keo và điều kiện thời tiết.

  • Dùng băng keo hoặc dụng cụ cố định: Hãy cố định kính bằng băng keo chuyên dụng hoặc các dụng cụ kẹp trong quá trình keo khô. Điều này giúp kính không bị xê dịch, đảm bảo mối dán thẳng hàng và chắc chắn.
  • Chờ đủ thời gian khô: Không nên tháo bỏ dụng cụ cố định hoặc di chuyển kính trước khi keo đã khô hoàn toàn. Keo silicone axit như Silicone Sunro A300 thường khô nhanh bề mặt trong vòng 3-5 phút và đối với keo Silicone Sunro A500 trung tính là trong vòng 12 phút, nhưng để đạt độ bền tối ưu, bạn nên chờ ít nhất 24 giờ trước khi sử dụng.

Lưu ý: Việc di chuyển kính khi keo chưa khô có thể làm hỏng mối nối, gây nứt keo hoặc làm giảm khả năng bám dính.

KIỂM TRA LẠI MỐI DÁN SAU KHI KEO KHÔ

Sau khi keo đã khô hoàn toàn, hãy tiến hành kiểm tra lại mối dán để đảm bảo rằng kính và khung đã được gắn kết chắc chắn và kín khít.

  • Kiểm tra độ chắc chắn: Tác động lực các lực nhẹ lên kính để kiểm tra xem mối dán có bị lung lay hay không. Nếu phát hiện bất kỳ điểm yếu nào, bạn cần bổ sung thêm keo hoặc điều chỉnh lại ngay.
  • Làm sạch phần keo thừa: Sau khi keo khô, nếu còn keo thừa lòi ra ngoài mối nối, hãy dùng dao hoặc dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ một cách cẩn thận.

Lưu ý: Việc kiểm tra kỹ lưỡng sau khi keo khô sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề và khắc phục ngay, tránh để lâu gây ảnh hưởng đến tính bền vững của mối dán.

ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT ẢNH HƯỞNG ĐẾN THI CÔNG

Khi dán kính bằng keo silicone, điều kiện thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng mối dán.

  • Tránh thi công trong điều kiện ẩm ướt: Keo silicone có thể mất đi khả năng kết dính nếu thi công trong điều kiện ẩm ướt hoặc mưa.
  • Nhiệt độ lý tưởng: Nhiệt độ thi công tốt nhất là từ 25°C đến 40°C. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, quá trình khô của keo sẽ bị ảnh hưởng.

Lưu ý: Nếu thi công trong điều kiện thời tiết không phù hợp, keo có thể không khô đúng cách hoặc mối dán bị ảnh hưởng, dẫn đến giảm độ bền và tính thẩm mỹ của công trình.

KẾT LUẬN

Dán kính bằng keo silicone là một kỹ thuật quan trọng trong các công trình xây dựng, đặc biệt là trong ngành nhôm kính. Tuy nhiên, để đảm bảo mối dán bền vững, thẩm mỹ và hiệu quả, bạn cần chú ý đến việc chọn loại keo phù hợp, làm sạch bề mặt, thi công đúng kỹ thuật và kiểm tra kỹ lưỡng sau khi keo khô. Đặc biệt, việc tránh sử dụng keo axit trên các bề mặt dễ ăn mòn và thực hiện thi công trong điều kiện thời tiết lý tưởng sẽ giúp nâng cao chất lượng công trình.

Hãy chọn các dòng Keo Silicone Sunro A300 hoặc A500 từ Sunro Vietnam để đảm bảo mối dán của bạn luôn bền chắc, thẩm mỹ và dễ dàng thi công.

Chia sẻ:

Lên đầu trang